097 568 4444

KIM LOẠI CÓ NHIỆT ĐỘ NÓNG CHẢY THẤP NHẤT LÀ KIM LOẠI GÌ? ĐẶC ĐIỂM VÀ CẤU TẠO

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?

Sau khi giúp cho các tổng hợp khái quát kiến thức về kim loại. Chúng tôi xin giải đáp câu hỏi: “Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?” ngay sau đây.

Trả lời cho câu hỏi của các độc giả, kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất chính là :Thủy ngân, Với mức nhiệt độ nóng chảy tương ứng là -38,83 độ C. Thủy ngân được coi là kim loại độc nhất vô nhị trên trái đất ở thể lỏng khi trong môi trường điều kiện thường và điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ, áp suất trong hóa học.

Đây là nguyên tố mà các nhà khoa học đã tìm thấy trong nhiều khoáng vật trên thế giới đặc biệt chủ yếu ở dạng chu sa. Các vermillion có màu sắc đỏ như son tạo ra thông qua việc nghiền chu sa tự nhiên hoặc các sunfua đã tổng hợp lại.

Kim loại là gì? Đặc điểm và cấu tạo của kim loại 

Trước khi trả lời cho câu hỏi: “Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?” của các bạn, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu về thông tin của kim loại đã nào!

Như các bạn đã biết, kim loại thường là vật có đặc tính rắn chắc cũng như dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. Tuy nhiên, cụ thể hơn kim loại là những nguyên tố hóa học mà tạo ra được ion dương và có các liên kết kim loại.

Cùng với phi kim và á kim, kim loại cũng được phân biệt bởi mức độ ion hóa. Trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học, kim loại chiếm khoảng 80% còn phi kim và á kim chiếm khoảng 20%.
Trong tự nhiên, phi kim chiếm số lượng nhiều hơn mặc dù trên bảng tuần hoàn, các vị trí của kim loại là đa số. Những kim loại phổ biến nhất có thể kể đến như sắt (Fe), Nhôm (Al) , đồng (Cu), vàng (Au), bạc (Ag), Kẽm (Zn)…

Phân loại kim loại trong tự nhiên

Kim loại có 4 loại, mỗi loại lại có cấu tạo khác nhau, phục vụ cho mục đích khác nhau. Để cho các độc giả có thể đọc và hiểu được một cách dễ nhất, chúng tôi xin giải thích dưới đây.

Kim loại cơ bản

Kim loại cơ bản là những kim loại dễ dàng phản ứng với môi trường bên ngoài, tạo nên sự ăn mòn, oxi hóa. Ngoài ra, chúng có có phản ứng hóa học với HCl (axit clohydric dạng loãng). Một số kim loại cơ bản điển hình là sắt, chì, kẽm… Riêng đồng, mặc dù nó không có phản ứng hóa học với axit clohidric. Nhưng lại dễ bị oxy hóa nên cũng được phân vào nhóm kim loại cơ bản.

Kim loại đen

kim loại đen là kim loại có chứa sắt (Fe) và có từ tính. Ví dụ như gang, thép và các hợp kim từ sắt khác, được tạo thành từ 2 nguyên tố chủ yếu là sắt và carbon. Kim loại đen rất phổ biến trong xây dựng vì là một trong những kim loại có thể tái chế được nhiều lần. Mặc dù là kim loại có độ bền và dễ dàng gia công trong tạo hình nhưng vì có thành phần từ sắt (Fe) nên chúng dễ bị rỉ sét.

Tính chất của kim loại 

  • Tính chất hóa học: Kim loại có thể tác dụng với phi kim, axit, nước, muối để tạo thành các hợp chất. Phản ứng hóa học của kim loại với các chất này có thể có hoặc không có chất xúc tác đi kèm.
  • Tác dụng với axit: Khi kim loại phản ứng với axit sẽ tạo ra muối và khí Hidro. Trong trường hợp chất phản ứng là axit đặc, nóng, phản ứng tạo ra muối Nitrat và các khí (như N2, NO2, NO…). Hay muối Sunfat và các khí (SO2, H2S).
  • Tác dụng với phi kim: Phi kim là những nguyên tố nằm bên phải bảng tuần hoàn hóa học. Có tính chất không dẫn điện (ngoại trừ Cacbon, graphit), dễ nhận electron (ngoại trừ Hidro). Một số phi kim: oxi, nitơ, photpho, lưu huỳnh, cacbon, hiđrô…
  • Tác dụng với muối: Khi kim loại được kết hợp với một muối của kim loại yếu hơn nó, phản ứng sẽ tạo ra muối và kim loại mới.
  • Tác dụng với nước: Ở nhiệt độ thường và nhiệt độ cao, khi kim loại tác dụng với nước có thể cho ra bazơ, kim loại kiềm hay oxit và hidro.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *